- Back to Home »
- tin-tuc »
- Âm thanh và kinh nghiệm bố trí loa
Âm thanh và kinh nghiệm bố trí loa
Bản chất của âm thanh thực ra là một hiện tượng vật lý đơn
giản được tạo ra bởi sự rung động của vật thể, và sự rung động đó lan truyền
qua một môi trường trung gian đến tai người nghe.
Tốc độ âm thanh trong không khí hoàn toàn không phụ thuộc
vào tần số dao động (là tần số dao động của vật thể trong một giây) tức là nếu
dao động 20 lần/s hay 20.000 lần/s thì tốc độ đo lan truyền cũng như nhau.
>> micro toa
Trường độ âm thanh là độ ngân dài hoặc ngắn của âm thanh và
được tính bằng thời gian ngân với đơn vị đo là giây (second) hoặc mili giây
(ms).
Để giảm tối thiểu sự phản xạ của sóng âm, chúng ta phải sử dụng
các vật liệu có độ suy giảm lớn hơn hoặc sử dụng mặt tường gồ ghề. Trong các Hội
trường kín phải đặt loa sao cho sóng âm chịu va đập nhiều lần để có thể được
suy giảm tối đa trước khi trở lại tai người nghe lần thứ 2, như vậy sẽ giảm được
tiếng dội.
Sự cộng hưởng của âm thanh phụ thuộc vào các khoảng cách va
đập của sóng âm và tần số của âm thanh. Khi khoảng cách va đập trùng với bước
sóng hoặc bằng một tỷ số chẳn của bước
sóng sẽ tạo nên sự cộng hướng tốt nhất. Như vậy, khi tần số càng thấp thì buồng
cộng hưởng càng lớn và khi tần số càng cao thi khoảng cách cộng hưởng càng nhỏ.
Không để mặt loa song song với mặt tường phía đối diện (có
thể để theo hình nan quạt hoặc treo miễn sao các loa không cùng hướng về một hướng);
Các loa có độ nhạy cao hoặc công suất lớn nên hướng vào các
góc có đường đi âm thanh xa nhất;
Nếu có điều kiện nên mở các cửa sổ của hội trường hoặc treo
rèm;
Khi gặp các sân khấu quá lớn hoặc hội trường quá dài buộc
chúng ta phải để thêm các loa cột toa phía sau. Nên sử dụng
thiết bị Delay line (tạo trễ cho cột loa phía sau) làm cho âm thanh đồng đều
trên toàn sân. Khi đó, các cột loa phía sau chúng ta không cần loa Sub nhiều.
Việc hiệu chỉnh bộ Delay line sẽ làm cộng hưởng giữa tiếng trầm của các loa Sub
cột loa đầu với các loa Full của cột loa phía sau.